Select Menu

Ads

Random Posts

Powered by Blogger.

Text Widget

Sample Text

Lorem 1

Technology

Circle Gallery

Shooting

Racing

News

Lorem 4


Là chương trình thực tập sinh miễn phí theo Thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan) Hiện tại chương trình đang có kế hoạch tuyển tại những địa phương dưới đây:
Tỉnh/ thành phố
Thời gian tổ chức tiếp nhận đăng ký
Thời hạn nộp hồ sơ
Địa điểm tổ chức tiếp nhận đăng ký
Thừa Thiên Huế
23/8/2016
03/9/2016
Trung tâm Dịch vụ việc làm
tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 12, đường Phan Chu Trinh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Quảng Trị
24/8/2016
04/9/2016
Trung tâm Dịch vụ việc làm
tỉnh Quảng Trị
Số 34, đường Tôn Thất Thuyết, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Quảng Bình
25/8/2016
05/9/2016
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Bình
Số 76, đường Hữu Nghị, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Hà Tĩnh
26/8/2016
06/9/2016
Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
Số 454, đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Sóc Trăng
05/9/2016
19/9/2016
Trung tâm Dịch vụ việc làm
tỉnh Sóc Trăng
Số 133, Mạc Đĩnh Chi, phường 4, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Bạc Liêu
06/9/2016
20/9/2016
Trung tâm Dịch vụ việc làm
tỉnh Bạc Liêu
89/4 Trần Phú, Phường 7, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Bến Tre
07/9/2016
21/9/2016
Trung tâm Dịch vụ việc làm
tỉnh Bến Tre
119A Nguyễn Thị Định, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Trung tâm Lao động ngoài nước, Văn phòng Tổ chức IM Japan sẽ  Trực tiếp giới thiệu về chương trình tại những địa điểm trên.
Lưu ý:
-  Người lao động có hộ khẩu thường trú ở tỉnh/ thành phố nào (trong số 7 tỉnh/ thành phố trên) thì đến đăng ký dự tuyển theo thời gian và địa điểm của tỉnh/ thành phố đó.
Thời gian tiếp nhận đăng ký hàng ngày: Sáng: từ 8g00 đến 11g30; Chiều: từ 13g 30 đến 17g00.
- Người lao động khi đến đăng ký dự tuyển tham gia chương trình mang theo Giấy
Chứng minh nhân dân và Sổ Hộ khẩu.
2. Điều kiện đăng ký dự tuyển:  Xem tại đây
3. Hồ sơ đăng ký dự tuyển : Mua trực tiếp hồ sơ tại địa điểm tiếp nhận đăng ký (35.000đ/bộ hồ sơ). Hoặc tải tại đây: 

-  Sau khi tải hoặc mua hồ sơ về làm theo hướng dẫn kèm theo.
*Lưu ý: Tất cả người lao động có nguyện vọng tham gia chương trình phải đến địa điểm tư vấn đề đăng ký mới hợp lệ.
4. Cách thức nộp hồ sơ
Người lao động hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn và nộp về Trung tâm Lao động ngoài nước bằng hình thức gửi bảo đảm chuyển phát nhanh qua đường bưu điện (Địa chỉ: Số 1, Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) trước thời hạn Trung tâm Lao động ngoài nước quy định, tính theo dấu của bưu điện.
Xem thông tin cụ thể tại Catalo dưới dây:


Tham khảo video cụ thể từ khi đăng ký đến khi về nước của chương trình:



Theo colab.gov.vn


Like on Facebook  và xem nhiều video hấp dẫn tại Youtube 
-
    Gần đây tình trạng số lượng trẻ bị hóc hạt vải, nhãn, hạt chôm chôm và các dị vật tăng lên đột biến. Còn gì đau đớn hơn khi đứa con chúng ta nâng niu, chăm sóc cẩn thận từng ngày, từng giờ mà chỉ vì một chút lơ là chúng ta mất đi đứa con thân yêu của mình. Thật thương tâm khi gia đình mang các em đến bệnh viện thì đã muộn, tắt thở. Chúng ta hãy cùng cố gắng bảo vệ trẻ bởi những tai nạn không đáng xảy ra. 


Nguyên nhân gây hóc dị vật

  • Trẻ nhỏ thường chưa nhận biết được công dụng, tác hại của từng đồ vật mà chúng nhìn thấy, kể cả có sự hướng dẫn của người lớn. Với bản tính tò mò, hay khám phá, trẻ có thể dễ dàng nuốt cả những vật to hay hình thù đa diện một cách nhanh chóng, nếu không được phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm.
  • Sự bất cẩn của người lớn khi không chú ý hoặc lơ là với trẻ.
  • Cho trẻ chơi những loại đồ chơi nhiều chi tiết nhỏ như đồ chơi tháo lắp bao gồm nhiều đinh ốc nhỏ dễ khiến trẻ thuận tay nuốt theo quán tính.
  • Trẻ ăn nhanh và vội cũng khiến thức ăn dễ bị mắc trong quá trình nuốt gây khó thở, tím tái, thậm chí co giật.
  • Trẻ ăn phải xương cá, xương gà bị hóc
Cách phòng tránh hóc dị vật ở trẻ
  • Bố mẹ nên quan tâm và để ý sát sao đến bé, chú ý các biểu hiện của bé.
  • Không cho trẻ dưới 4 tuổi chơi các đồ chơi có kích thước và nhiều chi tiết nhỏ, các đồ chơi trẻ có thể nắm vừa trong lòng bàn tay.
  • Không để các vật dụng nhỏ như kim, chỉ, đinh ốc, hạt cườm, thuốc…trong tầm với của trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ chơi đồ chơi an toàn, chỉ cho trẻ những vật dụng, đồ chơi không được phép ngậm hay nuốt.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn có nguy cơ gây hóc như bỏng, lạc, các loại hạt… để đảm bảo an toàn cho trẻ, không hỏi chuyện hay gây chú ý với trẻ trong lúc trẻ ăn.
  • Chú ý các thực phẩm có xương sống như cá, tôm, cua khi chế biến cho bé thức ăn cho bé.
Cách sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn mẹ phải biết:
Nếu đột nhiên con bị nuốt phải tiền xu, kẹp tóc, đinh bấm, cúc áo, miếng gioăng cao su, đậu, lạc, nho, thạch… với các biểu hiện tím tái, khó thở, cha mẹ nên tiến hành sơ cứu cho bé trước khi đưa con tới bênh viện theo cách dưới đây:
Cách 1: Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé, nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật đã rơi quá sâu.
Hình ảnh Cảnh báo: Đừng để trẻ "chết oan" vì nuốt quả nhãn, hạt chôm chôm số 2
Cách 2: Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày con, tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.
Hình ảnh Cảnh báo: Đừng để trẻ "chết oan" vì nuốt quả nhãn, hạt chôm chôm số 3
Cách 3: Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.
Hình ảnh Cảnh báo: Đừng để trẻ "chết oan" vì nuốt quả nhãn, hạt chôm chôm số 4
Cách 4: Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.
Cách 5: Theo các bác sĩ khi trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Thủ thuật Heimlich:
+ Bước 1: Người cứu đứng sau lưng nạn nhân, một chân trước, một chân sau; chân trước lồng giữa hai chân nạn nhân.
+ Bước 2: Vòng hai tay ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay ngoài nắm lấy nắm đấm của bàn tay trong (lòng bàn tay này úp xuống), áp sát vào vùng bụng phía trên rốn, ngay dưới xương ức của nạn nhân.
+ Bước 3: Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên, liên tục 4-5 cái. Động tác này phải được thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.
Đối với phụ nữ có thai hoặc người béo phệ, vị trí đặt tay trên ngực tốt nhất là ngay giữa xương ức, cách mỏm ức 2-3 cm. Nên để nạn nhân ngồi tựa vào ghế để thao tác dễ hơn.
Hoặc  làm theo cách này:

Sau đó lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu. 


Mời độc giả xem video về phương pháp sơ cứu cho trẻ bị hóc,nghẹn dị vật


Sơ cứu trẻ bị nghẹn




Sơ cứu trẻ hóc dị vật



Đây là một cuốn từ điển của Nhật về ngữ pháp, các mẫu ngữ pháp, dùng cho mọi trình độ, có nhiều ví dụ minh họa giúp những người học có thể áp dụng ngay, dễ hiểu.  Cuốn sách chỉ có bản dịch tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Trung thật tiếc là chưa có tiếng Việt. Tuy nhiên không phải là quá khó với mọi trình độ. Mong rằng cuốn sách sẽ giúp ích cho những bạn đang ngày đêm ăn ngủ với tiếng Nhật.





Càng nhỏ đầu óc càng thông minh


Trẻ em, càng lúc còn là em bé sơ sinh, đầu óc càng thông minh đấy! Em bé mới sinh có một sức tiếp thu lớn đến mức cực kỳ kinh ngạc đấy! Về khả năng tiếp thu này. Bà Montessori người Ý, một nhà giáo dục nổi tiếng tầm cỡ, đã gọi là “ Tinh thần tiếp thu mang tính thai sinh” (thai sinh – sinh con, khác với noãn sinh – đẻ trứng), và nói “Người lớn thì mất hẳn, nhưng đây là khả năng kỳ diệu có thể sánh với năng lực sáng tạo của các đấng thần thánh, từ khi mới ra đời, trẻ hấp thụ các kích ứng từ môi trường xung quanh và thích nghi với môi trường đó, nhưng khả năng này lại nhanh chóng biến mất. Khả năng tiếp thu này càng gần với lúc mới sinh, càng lớn. So với trẻ 0-2 tuổi, người lớn không sao lại được với sức tiếp thu đó. Thế nhưng, vào thời kỳ đầu óc của trẻ có sức tiếp thu thần kỳ như vậy, mà bố mẹ không biết, không tạo ra một kích ứng mang tính giáo dục nào cho trẻ, đầu óc của trẻ không phát triển một cách ưu tú, khả năng này nhanh chóng biến mất. Rồi sau đó, khi trẻ đã lớn, dù kích ứng giáo dục ưu tú đến đâu, cũng không kích hoạt trở lại khả năng tiếp thu thần kỳ đó được nữa, rất khó có thể dạy dỗ con trẻ thành người thông minh. Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi có thể là thiên tài, bất kể kích ứng giáo dục là khó hay dễ, đều có thể hấp thụ được dễ dàng. Không chỉ đơn thuần là tri thức đơn giản, và lưu nhớ, mà có tố chất thắng được cả những máy tính tối tân nhất. Những thông tin được nạp vào trong thời kỳ này được nhập xuyên xi vào vùng tri thức tiềm tài, cũng như máy tính được nạp dữ liệu tỉ mỉ, chúng có khả năng tư duy và suy luận rất độc lập. Trẻ nhỏ nhớ những câu nói, từ ngữ nghe được từ xung quanh, khi trẻ nói thành lời, không phải chỉ dựa vào khả năng ghi nhớ đơn từ. Khả năng xử lý thông tin ưu việt chỉ có ở trẻ nhỏ (Trong đầu óc người lớn không thể có), khiến trẻ trở thành chuyên gia trong bất cừ từ ngữ hóc búa nào. Khả năng này, khả năng như thiên tài này, ở trẻ nhỏ nào cũng có.

Tải file về máy để đọc tiếp: Link tải

Đây là câu hỏi của không ít HS-SV trước ngưỡng cửa cuộc đời. Cùng xem những ưu, nhược điểm của hai hình thức này để có quyết định phù hợp, đúng đắn.


Nên đi du học hay xuất khẩu lao động? (Ảnh minh họa)
Chi phí và thủ tục, lựa chọn nào đơn giản hơn?
Để có thể đi du học Nhật Bản người học phải mất ít nhất là 4 tháng học tiếng Nhật, làm thủ tục hồ sơ cá nhân. Và khoản phí bước đầu họ phải chi trả là 7.000 - 12.000 USD. Nhưng không cần đặt cọc, không kiểm tra sức khỏe.
Tiết kiệm hơn, những người xuất khẩu lao động chỉ phải bỏ ra khoảng 5, 500 - 6,500 USD (đặt cọc 3.000 USD). Nhưng đối tượng này sẽ phải kiểm tra về sức khỏe, cân nặng, chiều cao... Học ít nhất 6 tháng tiếng Nhật và có đầy đủ hồ sơ cá nhân.
Rỏ ràng tiết kiệm được ít tiền mặt nhưng đổi lại bạn cần đầu tư nhiều hơn về kỹ năng và sức khỏe.

Cuộc sống và công việc tại Nhật


Du học sinh tại Nhật chỉ cần làm 4 giờ/ngày trừ thứ 7 chủ nhật với thu nhập là 26-30 triệu đồng/tháng. Trừ đi các khoản phí: ăn uống, nhà ở, tàu xe, điện thoại, điện nước… họ sẽ còn lại 17-21 triệu đồng/tháng.
Lao động xuất khẩu vất vả hơn, họ sẽ phải làm 8h/ngày có thể làm cả thứ 7, chủ nhật. Với thu nhập 16.000.000 đ/tháng (đã trừ đi 4.450.000 đồng thu nhập cho nghiệp đoàn và đóng thuế 10%, chi phí ăn uống, sinh hoạt..).
Xét về thu nhập, du học sinh được ưu đãi và có thu nhập cao hơn. Nhưng thay vào đó họ phải nỗ lực để duy trì song song giữa học tập và công việc. Còn lao động xuất khẩu họ chỉ cần giữ sức khỏe và làm việc.
Xuất cảnh và quản lý
Du học sinh có thể xuất cảnh trong thời gian 5-6 tháng và về nước trong những dịp lễ. Còn lao động xuất khẩu, từ 6 - 12 tháng (có thể hơn) mới được xuất cảnh, không có đặc cách về nước trong dịp lễ Tết. Đặc biệt, lao động xuất khẩu sẽ bị quản lý chặt chẽ đến khi hết hạn hợp đồng 3 năm.

Học tập và ngôn ngữ
Du học sinh ngoài việc học tập ở trường sẽ được giao tiếp với rất nhiều người khác bên ngoài. Vì vậy họ sẽ được học rất nhiều, vốn tiếng cũng cải thiện đáng kể. Trong khi đó, lao động xuất khẩu chỉ được được giao tiếp trong khuôn khổ công việc và ít được tiếp xúc với bên ngoài.
Định hướng tương lai
Du học sinh có thể lưu trú tối thiểu 5 năm 3 tháng, tối đa là 7 năm và có thể ở lại vô thời hạn nếu nhờ đơn vị pháp lý sở tại. Tốt nghiệp, họ có thể về nước hoặc gia hạn ở lại Nhật Bản học, làm việc. Công việc sau khi tốt nghiệp thường ở những doanh nghiệp, công ty nước ngoài, hoặc kinh doanh riêng.
Bạn chưa biết định hướng cho mình?

Như vậy với việc du học, du học sinh có thể định tương lai lâu dài cho cá nhân. Còn lao động xuất khẩu, chỉ phù hợp với những người muốn rèn luyện chuyên sâu về công việc và tích lũy vốn ổn định hàng tháng.
Không được như du học sinh, người lao động xuất khẩu đi làm theo dạng hợp đồng nên sẽ về nước ngay sau khi kết thúc kỳ hạn 3 năm và được gia hạn thêm 2 năm đối với ngành xây dựng. Không được gia hạn cư trú cũng như quay trở lại sau khi về nước. Về nước, những lao động này chỉ có thể làm công nhân hoặc tự mở doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh riêng.


        Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản được thực hiện từ năm 2006 theo Thỏa thuận giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan). Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao thực hiện Chương trình.Người lao động trúng tuyển sẽ tham gia khóa đào tạo dự bị tiếng Nhật trong thời gian 03 tháng tại Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước (trong khuôn viên trường Đại học Đại Nam, địa chỉ: số 1, phố Xốm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội). 

       Trong quá trình tham gia khóa đào tạo dự bị này, Văn phòng Tổ chức IM Japan tại Việt Nam sẽ đánh giá khả năng học tiếng Nhật của các ứng viên, nếu đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được tham gia khóa đào tạo chính thức tiếng Nhật và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trong thời gian 04 tháng trước khi xuất cảnh. Người lao động sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong ngành xây dựng sẽ được đào tạo tay nghề trong thời gian 01 tháng trước khi xuất cảnh. Tổng thời gian đào tạo trước xuất cảnh khoảng 08 tháng. Trong thời gian tham gia các khóa đào tạo này, nếu người lao động không đạt yêu cầu về kết quả kiểm tra tiếng Nhật hoặc vi phạm kỷ luật sẽ bị dừng chương trình.

         Người lao động đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản gọi là thực tập sinh, được tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian 03 năm; trong thời gian này thực tập sinh được hưởng trợ cấp 80.000 yên/tháng trong thời gian tu nghiệp (01 tháng đầu) và hưởng lương theo hợp đồng ký với công ty tiếp nhận trong thời gian thực tập kỹ thuật với mức lương tối thiểu trong năm thứ nhất và thứ hai là 90.000 yên/ tháng, năm thứ ba là 100.000 yên/ tháng; được bảo hiểm trong thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật; sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước đúng thời hạn sẽ được Tổ chức IM Japan hỗ trợ 600.000 yên/người (tương đương 110.000.000 triệu đồng tiền Việt Nam) để khởi nghiệp.

Chi phí người lao động phải nộp khi tham gia Chương trìnhNgười lao động nếu trúng tuyển được tham gia Chương trình chỉ phải nộp các khoản chi phí sau đây:
+ Chi phí làm Hộ chiếu;
+ Lệ phí visa;
+ Chi phí khám sức khỏe (3 lần);
+ Chi phí đào tạo dự bị trong thời gian 03 tháng đầu và thời gian ôn tập trước xuất cảnh (nếu giáo viên là người Việt Nam giảng dạy).
+ Chi phí  ăn, ở trong thời gian 08 tháng của Khóa đào tạo tại Việt Nam


.Ngoài các khoản chi phí nêu trên, người lao động khi tham gia Chương trình này không phải nộp bất kỳ khoản chi phí nào khác.- Người lao động được miễn các khoản chi phí (do Tổ chức IM Japan đài thọ) gồm:
+ Chi phí vé máy bay;
+ Chi phí đào tạo chính thức trong thời gian 04 tháng;
+ Chi phí đào tạo tay nghề, chi phí ôn tập trong thời gian 01 tháng trước xuất cảnh.



- Chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng ưu tiên:
Người lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo theo quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-Ttg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, được hỗ trợ các chi phí nêu trên theo mức quy định tại Quyết định này; người lao động thuộc huyện nghèo nhưng không phải là đối tượng hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ 50% chi phí đào tạo.


Danh sách các địa phương, số lượng ứng viên cần tuyển chọn, thời gian và địa điểm tiếp nhận đăng ký trong tháng 08 và tháng 09 năm 2016:

Tỉnh/ thành phố Thời gian tổ chức tiếp nhận đăng ký Thời hạn nộp hồ sơ Địa điểm tổ chức tiếp nhận đăng ký
Bắc Ninh 08/8/2016 22/8/2016 Trung tâm Dịch vụ việc làm
      tỉnh Bắc Ninh
      Số 33, đường Nguyễn Đăng Đạo, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Ninh Bình 09/8/2016 23/8/2016 Trung tâm Dịch vụ việc làm
      tỉnh Ninh Bình
      Khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề Ninh Phong, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Thái Nguyên 10/8/2016 24/8/2016 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên
      Số 2A, đường Phủ Liễn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Đắk Nông 10/8/2016 24/8/2016 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông
      Đường Amajhao, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Sóc Trăng 05/9/2016 19/9/2016 Trung tâm Dịch vụ việc làm
      tỉnh Sóc Trăng
      Số 133, Mạc Đĩnh Chi, phường 4, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Bạc Liêu 06/9/2016 20/9/2016 Trung tâm Dịch vụ việc làm
      tỉnh Bạc Liêu
      89/4 Trần Phú, Phường 7, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Bến Tre 07/9/2016 21/9/2016 Trung tâm Dịch vụ việc làm
      tỉnh Bến Tre
      119A Nguyễn Thị Định, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre

- Xem thông tin cụ thể về  chương trình tại trang web Trung tâm lao động ngoài nước 

       - Các ứng viên có thể mua Hồ sơ tại buổi tư vấn với giá 35,000 đồng hoặc tải file phía dưới đây hoàn toàn miễn phí:

         HOẶC      TẢI TẠI ĐÂY

(Đợi 5S sau đó click vào SKIP AD để tải và xem)

** Sau khi tải hồ sơ về hãy xem hướng dẫn kèm theo để làm hồ sơ hoàn chỉnh. Sau khi hoàn thành hồ sơ mọi người có thể chuyển qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại:
Trung tâm lao động ngoài nước - Số 1 - Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội 

**Chú ý:Tất cả các ứng viên phải đăng ký tại buổi tư vấn mới hợp lệ. Do đó, các bạn muốn tham gia chương trình thì bắt buộc phải đến nghe tư vấn rồi đăng ký tại thời điểm tại các địa phương ghi phía trên.

Xem toàn bộ quy trình từ tuyển chọn, đào tạo, xuất cảnh, về nước tại Video phía dưới:









Bộ tài liệu của đại học Fulbright Việt Nam, tài liệu bao gồm các nội dung:




  1. - Tổng quan phân tích tài chính
  2. - Giá trị thời gian của tiền tệ
  3. - Giá trị tiền tệ
  4. - Định giá chứng khoán
  5. - Lợi nhuận và rủi ro
  6. - Xác định cơ hội tạo ra giá trị đồng tiền
  7. - Phân tích TC & quyết định đầu tư vốn
  8. - Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính
  9. - Tài trợ bằng nợ dài hạn & vốn chủ sở hữu
  10. - Thuê tài sản 
  11. - Quản trị tiền mặt và tồn kho
  12. - Quản trị phải thu
  13. - Công cụ tài chính phát sinh
  14. - Rủi ro tỷ giá & cách tự bảo hiểm
  15. - Phân tích tài chính quốc tế


Tổng quan về phân tích tài chính

Phân tích tài chính (Financial analysis) là môn học được thiết kế dành riêng cho Chương Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright và được giảng dyạ vào học kỳ Thu hàng năm. Môn học này được thiết kế trên cơ sở các môn học: Tài chính công ty(Corporate Finance), và Tài chính quốc tế (International Finance) được giảng dạy ở các trường đại học ở các nước phát triển trong đó chú trọng đến khía cạnh phân tíhc và ra quyết định tài chính nhằm trang bị cho các nhà hoạch định chính sách và giám đốc doanh nghiệp công cụ và kỹ năng phân tich trước khi ra quyết định.
Tài chính có 3 lính vực chủ yếu bao gồm: (1) thị trường và thể chế tài chính, (2) đầu tư tài chính, và (3) quản trị tài chính. Các lĩnh vực này thường liên quan như nhau đến những loại giao dịch tài chính nhưng theo giác độ khác nhau. Trong phạm vi môn học này chúng ta chỉ tập trung xem xét những vấn đề liên quan đến quản trị tài chính , thị trường tài chính và đầu tư tài chính.
1.       Quản trị tài chính là gì?
Quản trị tài chính quan tâm đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Qua định nghĩa này có thể thấy quản trị tài chính liên quan đến 3 loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, quyết định quản lý tài sản.
1.1   Quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: (1) tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) cần có và (2) mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản doanh nghiệp.
Trong môn học kế toán bạn đã làm quen với hình ảnh bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Quyết định đầu tư gắn liền với phía bên trái bảng cân đối tài sản. Cụ thể nó bao gồm các quyết định sau:
. Doanh nghiệp cần những loại tài sản nào phục vụ cho sản xuất kinh doanh?
. Mối quan hệ giữa tài sản lưu động và tài sản cố định như thế nào?
. Doanh nghiệp cần đầy tư bao nhiêu vào tài sản lưu động? Bao nhiêu vào tài sản cố định? Chi tiết hơn, doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu vào hàng tồn kho, bao nhiêu tiền mặt cần có trong hoạt động kinh doanh hàng ngày? Nên mua sắm những loại tài sản cố định nào?vv…
Trong các chương tiếp theo của môn học này chúng ta sẽ lần lượt xem xét xem công ty nên ra quyết định đầu tư như thế nào?
1.2   Quyết định nguồn vốn

Nếu như quyết định đầu tư liên quan đến ben trái thì quyết định nguồn vốn lại liên quan đến bên phải của bảng cân đối tài sản. Nó gắn liền với việc quyết định nên lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốn ngắn hạn hay vốn dài hạn. Ngoài ra, quyết định nguồn vốn còn xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận để lại tái đầu tư và lợi nhuận được phân chia dưới hình thức cổ tức. Một khi sự lựa chọn giữa nguồn vốn vay hay nguồn vốn của doanh nghiệp, sử dụng nguồn vốn vay ngăn hạn hay vốn vay dài hạn, hoặc lựa chọn giữa lợi nhuận để lại và lợi nhuận phân chia đã được quyết định thì bước tiếp theo nhà quản trị còn phải quyết định làm thế nào để huy động được các nguồn tài trợ đó. Nên sử dụng lợi nhuận tích lũy hay nên kêu gọi thêm vốn từ cổ đông, nên vay ngân hàng hay nên huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ, nên phát hành trái phiếu hay tín phiếu,… Đó là những quyết định liên quan đến quyết định nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp........


Xem tiếp nội dung cụ thể tại các file PDF sau: (Chú ý: Chờ sau 5S click vào SKIP AD để tải file)


 - Tổng quan phân tích tài chính: Link tải 
- Giá trị thời gian của tiền tệ: Link tải
- Giá trị tiền tệ: Link tải
- Định giá chứng khoán: Link tải
- Lợi nhuận và rủi ro: Link tải
- Xác định cơ hội tạo ra giá trị đồng tiền: Link tải
- Phân tích TC & quyết định đầu tư vốn: Link tải
- Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính: Link tải
- Tài trợ bằng nợ dài hạn & vốn chủ sở hữu: Link tải
- Thuê tài sản : Link tải
- Quản trị tiền mặt và tồn kho: Link tải
- Quản trị phải thu: Link tải
- Công cụ tài chính phát sinh: Link tải
- Rủi ro tỷ giá & cách tự bảo hiểm: Link tải
- Phân tích tài chính quốc tế: Link tải